10 Game trên Smart Phone được người Nhật chơi nhiều nhất – Nhanh tay tải ngay!

Các Game thủ Nhật Bản rất nghiêm túc về các trò chơi trên Smartphone. Bên cạnh đó, cũng có những người chỉ chơi Game để giết thời gian trên tàu, nhưng có rất nhiều người dành nhiều thời gian để chơi các trò chơi di động đến nỗi dường như họ chẳng quan tâm đến thế giới bên ngoài nữa.

Nguồn gigazine

Vấn đề ở đây chính là người Nhật rất tích cực trong việc chi tiền vào trò chơi: vào năm 2015, ngành công nghiệp trò chơi điện thoại di động Nhật Bản đạt doanh thu cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Điều này chứng minh, họ rất nghiêm túc trong việc chơi Game.

Như vậy, những trò chơi nào người Nhật chơi nhiều nhất trên điện thoại? Trung bình họ dành bao nhiêu tiền cho các trò chơi đó?

Để tìm hiểu câu trả lời cho những thắc mắc trên, Smartprise, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phương tiện truyền thông đã tiến hành một cuộc khảo sát

Nguồn rocketnews24

Họ chạy một ứng dụng gọi là Smart Game cung cấp điểm cho việc chi tiền vào các trò chơi trên điện thoại, sau này có thể dùng để đổi một thẻ quà tặng của iTunes hoặc Amazon.

Bằng cách sử dụng ứng dụng này, họ đã gửi một bản khảo sát cho 2.017 người dùng, hỏi xem người ta chơi trò chơi gì nhiều nhất, trung bình số tiền họ chi tiêu mỗi tháng cho các trò chơi đó và các câu hỏi thú vị khác liên quan đến ngành.

Sau đây là kết quả của cuộc khảo sát. Hãy đến với 10 tựa Game trên điện thoại ăn khách nhất và được đầu tư nhiều nhất.

10. Jikkyou Pawafuru Puro Yakyu

Đây là một phần của loạt Game thể thao chuyên nghiệp bao gồm cả bóng đá, trò chơi này là một Game bóng chày thực sự, cho phép bạn “quậy nát” các đội tuyển thực tế với những người chơi online.

Nguồn youtube

Trò chơi này cũng có sẵn trên một số máy chơi Game khác. Tuy nhiên, mặc dù Game này có rất nhiều người chơi nhưng Pawapuro Yakkyu không được xếp hạng trong top 10 người chơi chi tiền cho việc mua hàng trong ứng dụng.

9. Shadowverse

Shadowverse là một trò chơi thu thập thẻ bài. Theo trang ứng dụng, có hơn 600 thẻ trong trò chơi, và mỗi thẻ bài trông rất đẹp được vẽ theo phong cách Anime. Mặc dù tự hào về một cốt truyện đầy đủ, hấp dẫn người hâm mộ RPG (trò chơi nhập vai), nhưng số tiền người chơi chi tiền cho việc mua hàng trong ứng dụng không nằm trong top 10.

Nguồn f2p

8. Shironeko Project

“Trò chơi nhập vai một ngón tay”, Shironeko Project là một trò chơi nhập vai đầy quy mô, được điều khiển đơn giản chỉ với một ngón tay. Người chơi đi khắp vùng đất trên bản đồ 3-D để hoàn thành nhiệm vụ, có thể chơi một mình hoặc hợp tác với người khác. Shironeko Project đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 những Game mà người chơi chi tiền cho việc mua hàng trong ứng dụng.

Nguồn youtube

7. Ensemble Stars!

Ensemble Stars! là một trong số các trò chơi thần tượng hiện nay, được tiếp thị cho nữ giới. Trọng tâm của Game là các nam thần tượng. Điểm thu hút của Game mô phỏng này là biến một cậu học sinh trung học thành thần tượng nổi tiếng nhất tại Nhật Bản.

Nguồn wallscover

Có 40 option để chọn lựa và mỗi nhân vật đều có giọng nói riêng, vì vậy người dùng thực sự có cơ hội để phát triển một nhân vật duy nhất. Ensemble Stars! và ba trò chơi kế tiếp đều phù hợp nằm trong với bảng xếp hạng các trò chơi dùng tiền để mua hàng trong ứng dụng.

6. Granblue Fantasy

Đồng sáng lập bởi công ty Shadowverse, Granblue Fantasy là một Game nhập vai theo lượt. Trò chơi này có hẳn một đội sản xuất sao, bao gồm Nobuo Uematsu về mảng âm nhạc và Hideo Minaba về phần thiết kế nhân vật, cả hai đều có tiếng tăm trong Final Fantasy. Giọng nói của mỗi nhân vật cả trong trận chiến và câu chuyện khiến cho Granblue Fantasy trở thành một trò chơi di động phổ biến với người hâm mộ RPG. Dĩ nhiên, người chơi sẽ tốn tiền khi mua hàng trong ứng dụng.

Nguồn gematsu

5. Love Live! School Idol Festival

Không giống như các ngôi sao Ensemble được đề cập phía trên, trò chơi thần tượng này là trò chơi nhịp điệu bài hát. Đây là một phần của các chiến dịch quảng bá Anime Love Live! Dự án bao gồm CD, Manga và Anime, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi một trò chơi điện thoại cùng thương hiệu cũng sẽ đạt được sự nổi tiếng, đặc biệt là kể từ khi trò chơi có thêm các bản nhạc từ Anime.

Nguồn appvn

4. Monster Strike

Một RPG săn bắn. Monster Strike cũng tương tự như Pokémon trong đó, bạn phải đi xung quanh chiến đấu và thu thập quái vật, nhưng khác nhau ở chỗ: người chơi chiến đấu bằng cách sử dụng các kỹ thuật catapult! Cũng giống như Pokémon, Monster Strike có hơn 1.000 con quái vật để người chơi thu thập, có cả chế độ câu chuyện và chế độ hợp tác, kết hợp.

Nguồn androidauthority

3. The iDOLM@STER – Cinderella Girls Starlight Stage

Đây là trò chơi thứ ba trong danh sách, Game iDOLM@STER này là một phần của loạt sản phẩm lớn hơn bao gồm các trò chơi Arcade, Anime, các bộ phim truyền hình, và ngay cả một đài phát thanh.

Nguồn medium

Trong trò chơi này, người chơi làm việc như là một nhà sản xuất tìm kiếm tài năng, sau đó phải thành lập một nhóm nhạc thần tượng trong 50 nhân vật có thể. Mỗi người trong số họ cũng có nhiều loại “thẻ” khác nhau với mức độ “hiếm hoi” và “có khả năng”. Người chơi phải thực hiện mọi khả năng có thể để thành lập Idol. Vì thế, trò chơi này đứng ở vị trí thứ 3 của bảng xếp hạng.

2. Puzzle & Dragons

Thật bất ngờ, Puzzle & Dragons là trò chơi xếp hình duy nhất trong danh sách. Có lẽ Game này đã làm được điều đó bởi vì có chiến lược và các yếu tố trò chơi nhập vai bên trong. Sử dụng các biểu tượng màu khác nhau, người chơi thực hiện các trận đấu với ba hoặc nhiều hơn và dùng con rồng của mình để tấn công các con rồng và quái vật khác.

Nguồn mmos

Người chơi cũng có thể nâng cấp rồng của mình, mở rộng bộ sưu tập và sửa đổi nhóm. Tất cả được thực hiện trong khi đi du lịch thông qua Dungeon. Mặc dù Pazudora được xếp thứ hai nhưng Game thực sự bị đánh bại bởi iDOLM@STER trong việc chi tiền mua hàng trong ứng dụng.

1. Fate/Grand Order

Game trên điện thoại số một trong danh sách là Fate/Grand Order, dựa trên manga Fate/Stay Night nổi tiếng, cũng đã được làm thành nhiều trò chơi điện tử và Anime khác. Game này đóng vai trò là một RPG trực tuyến với các trận đấu theo lượt, trong đó người chơi triệu tập những Servant để được giúp đỡ. Fate/Grand Order cũng là trò chơi mà hầu hết người trả lời cho biết họ dành phần lớn tiền của họ vào việc mua hàng trong ứng dụng.

Nguồn mmos

Phần lớn các trò chơi này là dựa trên RPG, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi người chơi Nhật Bản yêu thích chúng. Như vậy, họ thích chúng đến mức nào?

Đủ để chi tiêu từ 10.000 đến 50.000 Yên (~ 2 triệu – 10 triệu đồng) mỗi tháng vì Game. Có đến 38,3% số người trả lời cho biết, đó là số tiền họ mong đợi để chi tiêu hàng tháng cho việc mua hàng trong ứng dụng cho các trò chơi yêu thích. Tuy nhiên, trong khi hơn 50% cho biết họ sẽ chi dưới 10.000 yên, 8 người trả lời nói rằng họ thường chi hơn 1.000.000 yên (~ 200 triệu đồng).

Bạn biết đấy, 10 trò chơi này có thể kiếm được 50% doanh thu của thị trường di dộng trên toàn thế giới. Một con số đáng kinh ngạc!

Nguồn: Japo.vn

Tags:
Cách hẹn giờ chuyển phát lại đồ bưu điện khi vắng nhà ( = smartphone)

Cách hẹn giờ chuyển phát lại đồ bưu điện khi vắng nhà ( = smartphone)

Vì Suchan đang làm công việc là quản lý tu nghiệp sinh ở Toyama. Nên nhiều vấn đề liên quan đời sống các bạn ấy không biết. Mình dành cả 1 categorie để viết cách ứng biến những việc thông thường ở cuộc sống, sẵn up lên đây cho những bạn nào cần thì xem luôn cũng tiện đôi đường.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất