10 điều Tuyệt vời khi sinh con tại Nhật

Đi đẻ ở Nhật được các mẹ ví như trên thiên đường: chi phí sinh con không mất, được chăm sóc chu đáo tận tình và còn vô vàn những phúc lợi khác mà nhiều mẹ Việt.

1

Xuất khẩu lao động Nhật bản – Đi đẻ ở Nhật được các mẹ ví như trên thiên đường: chi phí sinh con không mất, được chăm sóc chu đáo tận tình và còn vô vàn những phúc lợi khác mà nhiều mẹ Việt ước mơ.

Bác sĩ giám sát chặt chẽ trong thai kỳ

Chồng là du học sinh, theo visa của chồng chị Nguyễn Thị Hạnh cũng sang Nhật để làm ăn và phụ giúp chồng chăm lo cuộc sống gia đình.

Sang Nhật được vài tháng chị biết mình có thai. Bao lo lắng dồn nén vì chị không biết ngôn ngữ nước bản địa lại chưa đi bệnh viện ở Nhật bao giờ. Chị lo lắng về cơ sở hạ tầng của bệnh viện Nhật có an toàn không, bác sĩ có nhiệt tình chu đáo với người nước ngoài hay không, có mất nhiều tiền để sinh con hay giấy tờ thủ tục vào viện có phức tạp? Chính vì vậy đã có lúc chị muốn về nước để sinh con. Được sự động viên và giúp đỡ của bạn bè và cũng nghĩ cảnh xa chồng buồn tủi nên cuối cùng chị quyết định sinh con tại Nhật.

Chị Hạnh đã quyết định ở lại Nhật sinh con.
Chị Hạnh đã quyết định ở lại Nhật sinh con.

Lần đầu tiên đi khám tại bệnh viện Nhật, hình ảnh đầu tiên khiến chị ấn tượng là bệnh viện rất sạch sẽ. Bệnh nhân xếp hàng lấy phiếu lần lượt theo sự hướng dẫn của nhân viên y tá, trừ những trường hợp cấp cứu thì ai cũng được đón tiếp bằng cung cách giống nhau và hoàn toàn không có chuyện phong bì hay quà cáp biếu bác sỹ để được chăm sóc đặc biệt. Các bác sỹ sau khi tự giới thiệu tên với từng bệnh nhân rất nhẹ nhàng và nhiệt tình khám bệnh.

Phòng chăm sóc bé sau sinh.
Phòng chăm sóc bé sau sinh.

“Sau khi khám, bệnh viện sẽ hẹn lịch khám định kỳ cho bà bầu đến tháng thứ 7, mỗi tháng 1 lần. Từ tháng thứ 8 trở đi là mỗi tháng 2 – 3 lần. Tại viện, bác sĩ còn có bảng hướng dẫn chế độ ăn uống và cân nặng cho bà bầu. Họ không khuyến khích mình cũng như nhiều mẹ khác ăn quá nhiều vì sợ thừa cân cả mẹ lẫn con. Bảng hướng dẫn khẩu phần ăn cho các mẹ luôn ưu tiên rau xanh, cá, tôm, và giảm bớt các chất tinh bột và chất béo.”, chị Hạnh chia sẻ.

Tặng sổ tiết kiệm và viện phí chỉ 0 đồng

Gần đến ngày sinh các bác sỹ tổ chức buổi giao lưu học về kỹ năng sinh nở và kỹ năng chăm sóc bà bầu và trẻ sơ sinh cho cả hai vợ chồng. Tại lớp học các cặp vợ chồng được hướng dẫn cách massage cho mẹ kĩ lưỡng. Bệnh viện còn trang bị thêm bảng hướng dẫn về hình ảnh bà mẹ mang bầu, em bé trong bụng mẹ được bao bọc bởi bọc nước ối và quá trình thay đổi, xoay chuyển của thai kỳ. Em bé được sinh ra từ đâu, làm cách nào để sinh con an toàn và khỏe mạnh.

Ngoài ra, còn có những em bé búp bê giống y như thật để các y bác sỹ tận tình chỉ bảo các cặp vợ chồng các tư thế bế con, cách thay tã lót,cách thay đồ cho con… sau đó là hướng dẫn nơi sinh, đưa phụ sản đến khoa sản, phòng chờ sinh, phòng hậu sản,…

Tại phòng chờ sinh đều có các thiết bị máy móc hỗ trợ đo tần suất co thắt của cơn đau và nhịp tim của cả mẹ lẫn con. Mỗi phòng là 1 bác sỹ trực, cứ 2 tiếng bác sỹ vào đo một lần cho đến khi cơn đau dồn dập là lúc cổ tử cung mẹ mở được từ 7cm trở lên là đặt máy đo liên tục. Khi mở được 10 cm thì bác sỹ sẽ đưa xuống phòng đẻ. Sau khi sinh con xong bé sẽ được các bác sỹ đặt trong lồng kính khoảng 2 tiếng, rồi cho bé nhỏ thuốc mắt, mũi, tắm cho bé sạch sẽ. Bé được trở về với mẹ ngay sau khi làm những việc đó.

Tại phòng hậu sản sau khi sinh bác sỹ sẽ kiểm tra thân nhiệt của mẹ liên tục, cứ 2-3 tiếng lại đến kiểm tra 1 lần. 1 ngày sẽ có nhân viên đến thay đồ cho phụ sản và bé nhắc mẹ uống thuốc giảm đau đúng giờ, dọn vệ sinh phòng 2 lần/ ngày. Buổi tối hoặc khi mệt nếu mẹ muốn nghỉ ngơi bác sỹ sẽ đến mang đến phòng khác để chăm sóc. Cứ khoảng 6 tiếng bác sỹ lại đo nhiệt độ và khám nhịp thở cho bé 1 lần. Vì trẻ sơ sinh rất yếu và dễ nhiễm khuẩn nên ngoài mẹ bé ra thì các bác sỹ không cho người nhà bế bé mà chỉ được đứng ngắm bé.

Bệnh viện Nhật sẽ chuẩn bị cho các mẹ, 1 ngày 3 bữa cơm với đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh. 3 bữa ăn là các món được thay đổi khác nhau để mẹ không bị chán. Đến đúng giờ nhân viên bệnh viện sẽ mang cơm đến từng giường bệnh, chúc sản phụ ăn ngon miệng và sau khi ăn xong họ lại chỉn chu dọn dẹp bát đũa, phòng ốc.

Chị Hạnh cũng chia sẻ thêm, khi sinh con tại Nhật chị còn được hưởng những phúc lợi hấp dẫn. Mỗi tháng sẽ được nhà nước hỗ trợ khoảng 3 triệu tiền bỉm và sữa đến năm 3 tuổi. Từ năm 3 tuổi đến 15 tuổi mỗi tháng nhận được 2 triệu. Bé đi viện khám bệnh hoàn toàn miễn phí, các bé được miễn phí tiền học phí từ tiểu học đến hết trung học. Họ không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt chủng tộc. Dù là người nước ngoài vẫn được hưởng những chính sách ưu đãi giống hệt người bản xứ.

Bên cạnh đó, khi sinh con tại Nhật, nhà nước sẽ tặng sản phụ một sổ tiết kiệm trị giá trên 80 triệu đồng. Trước khi ra viện một ngày các bác sĩ sẽ hướng dẫn các mẹ cách tắm và vệ sinh cho bé, cách thay đồ cho con, cách pha nước tắm, cách đặt con tư thế tắm, tư thế ngủ và tư thế cho con bú. Và cuối cùng là hướng dẫn các cặp vợ chồng sau sinh về quan hệ vợ chồng một cách khoa học, chu đáo và cẩn thận nhất.

Nguồn: Glodeco.com.vn

Tags:
Mẹ Việt ‘không muốn xuất viện’ khi sinh con ở Nhật

Mẹ Việt ‘không muốn xuất viện’ khi sinh con ở Nhật

Suốt 5 ngày ở bệnh viện, Trần Thu Huyền thấy như đang ‘ở thiên đường’ vì được y bác sĩ chăm sóc và phục vụ chu đáo.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất