10 điều tối kỵ tại Nhật mà người Việt thường hay mắc phải

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp giữa hiện đại và truyền thống tạo nên nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Vì vậy, mỗi năm Nhật Bản thu hút hàng nghìn du khách, du học sinh và thực tập sinh đến tham quan, học tập và làm việc tại đây.

Để tạo ấn tượng tốt và sớm hòa nhập với môi trường sống tại Nhật, trước khi sang Nhật Bản, bạn nên tìm hiểu về đất nước, văn hóa, phong tục tập quán và con người Nhật Bản. Dưới đây là những điều cấm, kiêng kỵ nên tránh làm khi đến đất nước mặt trời mọc.

1. Không xếp hàng khi chờ đợi mua thứ gì đó

Tại Nhật, từ người già cho đến trẻ nhỏ, muốn mua một thứ gì họ đều xếp hàng nghiêm túc, không gây ồn ào chờ đợi cho đến lượt mình. Họ không hề tỏ ra khó chịu vì phải chờ đợi lâu. Đến Nhật Bản, bạn có thể chứng kiến những hình ảnh xếp hàng của người Nhật, từ trạm chờ xe buýt hay tàu điện ngầm, ngã tư sang đường cho đến xếp hàng mua đồ tại cửa hàng, siêu thị,…Do vậy, khi sang Nhật, bạn hãy tuân thủ luật lệ xếp hàng. Bởi nếu bạn có hành vi chen ngang khi đang xếp hàng, ngoài việc phải nghe những lời nói không hay, bạn còn có thể bị phạt tiền và thậm chí là bị giam giữ.

2. Mặc cả, ăn thử khi mua đồ

Tại Việt Nam, khi mua đồ bạn có thể mặc cả hoặc ăn thử. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, tất cả các loại mặt hàng đều niêm yết giá. Bạn sẽ phải trả đúng số tiền ghi trên sản phẩm. Đặc biệt, bạn không được tùy tiền ăn thử các món ăn được bày bán trong cửa hàng. Trừ trường hợp, cửa hàng đó chuẩn bị món ăn thử cho khách hàng và ghi chú rõ ràng. Những bạn mới sang Nhật làm việc làm điều dưỡng thì hãy lưu ý điều này nhé.

3. Xả rác bừa bãi

Tại Nhật Bản, rác được chia thành 4 loại: rác cháy được, rác không cháy được, rác kích thước lớn và rác tái tạo được. Thời gian và địa điểm vứt rác cũng được quy định rõ ràng. Do đó, bạn cần giành thời gian đọc kỹ hướng dẫn phân loại rác, thời gian và địa điểm vứt rác tại khu vực mình sống. Nếu bạn xả rác bừa bãi thì ngoài việc bị kỳ thị, bạn còn có thể bị phạt tiền.

 

4. Nói chuyện gây ồn ào khi đi trên tàu

Tại Việt Nam, việc bạn nói chuyện điện thoại hay tán gẫu với người khác khi đi xe buýt hay đi xe khách là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi sang Nhật, bạn có thể chơi điện tử, trang điểm, nhắn tin, đọc sách,… khi đi tàu nhưng không nên nói chuyện điện thoại to hay tán gẫu với người khác gây ồn ào ảnh hưởng đến người xung quanh.

5. Chỉ tay vào người khác

Việc bạn chỉ tay vào người khác khi đến Nhật Bản được coi là hành động thô lỗ. Vì vậy, khi bạn muốn chỉ điểm ai đó thì nên dùng cả bàn tay, ngửa lên trên và đưa về hướng người đó. Tuyệt đối không dùng ngón tay để chỉ.

6. Hút thuốc ngoài trời

Tại Nhật Bản, hầu hết các thành phố lớn như Tokyo, Osaka,..đều cấm hút thuốc ngoài trời, trừ một số góc phố cho phép hút thuốc. Việc hút thuốc ngoài trời tại những nơi cấm hút thuốc tại Nhật có thể bị phạt lên đến 50.000 yên (khoảng 10 triệu đồng tiền Việt).

7. Dùng đũa sai cách

Theo quan niệm của người Nhật, việc dùng đũa gõ vào bát giống như hành vi gọi ma quỷ tới. Quan niệm này có nét giống với Việt Nam. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được dùng đũa chuyển thức ăn hay cắm đũa lên bát cơm. Bởi tại Nhật, người ta thường dùng đũa để gắp hài cốt cho người đã khuất và chỉ trong đám tang, người ta mới cắm đũa lên bát cơm để đặt lên bàn thờ.

8. Đi giày dép vào trong nhà

Nếu bạn có dịp đến thăm nhà người Nhật thì hãy để giày hoặc dép của mình vào giá đựng giày một cách ngay ngắn, mũi giày hướng ra cửa. Sau đó, lấy dép đi trong nhà. Thường thì giá đặt giày để ở cửa ra vào. Ngoài ra, khi bạn đến một số nơi như nhà hàng, hay đền chùa thì bạn cũng nên cởi giày xếp gọn gàng trước khi bước vào.

9. Đưa tiền tip

Người Nhật cho rằng, việc bạn đưa tiền tip cho họ, đồng nghĩa với việc bạn không hài lòng với dịch vụ của họ. Vì vậy, bạn đừng quá ngạc nhiên khi nhân viên phục vụ chạy theo đưa lại tiền tip cho bạn.

10. Tặng quà cho người ốm

Tặng quà gì khi đi thăm người ốm tại Nhật khiến nhiều bạn đi Nhật Bản làm điều dưỡng phải suy nghĩ cân nhắc. Khi đi thăm người ốm tại Nhật, bạn không nên tặng hoa có chậu hay tặng các loại hoa như hoa anh thảo, hoa cúc, hoa trà, cẩm tú cầu,…Bởi người Nhật quan niệm rằng, những thứ này mang lại điều không tốt đẹp cho người bệnh. Về việc tặng tiền mặt cho người ốm đối với bạn bè, đồng nghiệp thân thiết hoặc cấp dưới thì cũng được. Tuy nhiên, đối với cấp trên thì bạn không nên tặng tiền mặt. Thay vào đó, bạn có thể tặng thẻ quà tặng hoặc phiếu mua hàng để tránh thất lễ.

Tags:
Nghẹn lòng nữ Việt Kiều bơ vơ xứ người ở tuổi 50

Nghẹn lòng nữ Việt Kiều bơ vơ xứ người ở tuổi 50

Có người hỏi sao tầm tuổi này chị không chọn ổn định tại quê nhà. Chị nói ai cũng có hoàn cảnh riêng dẫn đến những quyết định lớn trong đời. Ở quê nhà làm ăn khó quá...

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất