10 điểm khác biệt của giáo dục Nhật Bản khiến thế giới phải học hỏi
1. Học ‘lễ’ trước khi học ‘văn’
Trong các trường học tại Nhật Bản, học sinh không phải tham gia bất kỳ kỳ thi nào cho đến khi học lớp 4 (khoảng 10 tuổi). Các bé chỉ phải làm các bài kiểm tra nhỏ.
Người ta tin rằng mục tiêu trong 3 năm đầu tiên của trường học không phải là để đánh giá kiến thức của trẻ, mà để học cách cư xử và phát triển tính cách của mình. Trẻ em được dạy để tôn trọng người khác và đối xử tử tế với động vật và thiên nhiên. Chúng cũng học cách tha thứ và đồng cảm. Bên cạnh đó, những đứa trẻ được dạy các phẩm chất như tự lập, cũng như đối xử với mọi người một cách công bằng.
2. Năm học bắt đầu từ ngày 01 tháng 04
Trong khi hầu hết các trường học và các trường đại học trên thế giới bắt đầu năm học vào tháng Chín hoặc tháng Mười, ở Nhật Bản, tháng Tư là tháng khai giảng. Ngày đầu tiên tựu trường thường trùng với một trong những thời điểm tiết trời đẹp nhất trong năm – hoa anh đào nở.
Một năm học được chia thành 3 kì: mùng 1 tháng 4 đến 20 tháng 7, mùng 1 tháng 9 đến 26 tháng 12, và mùng 7 tháng 1 đến 25 tháng 3. Học sinh Nhật Bản sẽ nghỉ hè 6 tuần, và cũng có hai kì nghỉ hai tuần vào mùa đông và mùa xuân.
3. Hầu hết các trường học Nhật Bản không tuyển lao công.
Học sinh tự vệ sinhh trường của mình.Trong trường học ở Nhật Bản, học sinh phải làm vệ sinh lớp học, nhà ăn, và thậm chí cả nhà vệ sinh. Các em được chia thành các nhóm nhỏ và thay phiên nhau thực hiện nhiệm vụ được giao trong cả năm.
Cùng nhau làm vệ sinh trường học sẽ giúp các em biết cách làm việc tập thể và hỗ trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, tự làm cách công việc vệ sinh như quét nhà, lau nhà, cọ bồn cầu giúp các em biết tôn trọng những người lao động.
4. Bữa trưa được tiêu chuẩn hóa và được ăn trong lớp học
Hệ thống giáo dục Nhật Bản luôn cố gắng làm hết sức mình để đảm bảo rằng các bữa ăn của học sinh đủ chất và an toàn, sạch sẽ. Tại các trường tiểu học và cơ sở công cộng, bữa ăn trưa cho học sinh được nấu chín theo một thực đơn chuẩn được lên bởi không chỉ các đầu bếp có trình độ mà còn bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Tất cả các học sinh sẽ cùng ngồi ăn trong lớp học và cùng với các giáo viên. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ thầy trò tích cực.
5. Các buổi học thêm sau giờ học chính rất phổ biến ở Nhật Bản
Để được nhận được vào một trường cấp 2 tốt, hầu hết học sinh Nhật Bản chuẩn bị nhập học đều tham dự các lớp học thêm sau giờ học. Các lớp được tổ chức vào buổi tối. Vì vậy, nhìn thấy nhóm trẻ nhỏ trở về từ khóa học ngoại khóa vào cuối buổi tối khá phổ biến ở Nhật Bản. Học sinh Nhật Bản có một ngày học 8 tiếng, nhưng ngoài việc đó, trẻ còn tham gia cả những lớp ngoại khóa cả trong những ngày nghỉ và các ngày cuối tuần.
6. Ngoài các môn học cơ bản, học sinh Nhật Bản cũng học thư pháp và thơ ca
Nhật BảnThư pháp Nhật Bản, hoặc Shodo, dạy trẻ các sử dụng bút lông và mực in để viết chữ tượng hình trên giấy gió. Đối với người Nhật, Shodo là một nghệ thuật truyền thống phổ biến. Trẻ còn học cả thơ Haiku, một hình thức của thơ ca có sử dụng biểu thức đơn giản để truyền đạt những cảm xúc sâu sắc.
Các lớp học truyền thống dạy cho trẻ phải tôn trọng nền văn hóa riêng và truyền thống hàng trăm năm tuổi.
7. Gần như tất cả học sinh phải mặc đồng phục đi học
Hầu như tất cả các trường từ cấp 3 trở xuống đều yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục. Đồng phục học sinh truyền thống của Nhật Bản bao gồm một bộ phong cách quân sự cho nam và một bộ trang phục thủy thủ cho con gái.
Đồng phục giúp loại bỏ các rào cản xã hội giữa các học sinh để các em tập trung học tập. Bên cạnh đó, mặc đồng phục giúp thúc đẩy ý thức cộng đồng của trẻ.
8. Tỷ lệ đi học ở Nhật Bản là khoảng 99,99%
Có lẽ tất cả chúng ta đã trốn học ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, học sinh Nhật không trốn tiết, cũng như không đến trường muộn. Hơn nữa, khoảng 91% số học sinh tại Nhật Bản chia sẻ rằng họ không bao giờ bỏ ngoài tai những gì giáo viên đang giảng dạy trên lớp.
9. Một bài kiểm tra duy nhất quyết định tương lai của học sinh
Vào cuối cấp 3, học sinh Nhật Bản phải trải qua một kỳ thi rất quan trọng quyết định tương lai của mình. Một học sinh có thể chọn một trường đại học mà chúng mong muốn, và trường đại học đó yêu cầu số điểm nhất định. Nếu một học sinh không đạt điểm chuẩn thì chúng có thể không được đi học đại học.
Sự cạnh tranh là rất cao – chỉ có 76% sinh viên tốt nghiệp cấp 3 tiếp tục được học đại học. Không có gì ngạc nhiên khi các giai đoạn chuẩn bị kì thi đại học được đặt tên là ‘bài kiểm tra địa ngục.’
10. Đại học là quãng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời
Sau ‘bài kiểm tra địa ngục’, học sinh Nhật thường ‘xõa’ hết mình. Ở đất nước này, những năm tháng đại học thường được coi là những năm đẹp nhất trong cuộc đời. Đôi khi, người Nhật Bản gọi thời kỳ này là một “kỳ nghỉ” trước khi làm việc.
Rộ lên tin đồn Nhật Bản trục xuất 8635 du học sinh Việt vì làm thêm giờ, đâu là sự thật !?
Vừa qua trên rất nhiều group dành cho cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản xuất hiện thông tin " Nhật Bản trục xuất 8635 du học sinh Việt vì làm thêm quá giờ" đã gây xôn xao