10 bộ phim Nhật Bản “cướp nước mắt” khán giả thuộc mọi thế hệ
Dưới đây là những cái tên mà bạn nên dành thời gian xem thử nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim đủ để buồn đến bật khóc.
1. Umimachi Diary (Nhật kí Umimachi)
Umimachi Diary được chuyển thể từ manga cùng tên của tác giả Yoshida Akimi. (Ảnh: Internet)
Umimachi Diary là bộ phim điện ảnh thuộc thể loại “Slice of life” xoay quanh tình cảm gia đình. Phim được chuyển thể từ manga cùng tên của tác giả Yoshida Akimi. Và dưới bàn tay phù thủy của vị đạo diễn Hirokazu Koreeda – người cầm trịch Nobody knows và Like father, like son, Umimachi Diary đã giành được 5 giải thưởng danh giá nhất trong Lễ trao giải của Viện hàn lâm Nhật Bản lần thứ 39.
Xem phim, bạn sẽ thấy khóe mắt cay cay. (Ảnh: Internet)
Bộ phim mở màn bằng việc 3 chị em gái nhà Kouda hay tin ba mình đã mất. Trong lúc đến dự tang lễ và nhìn mặt ba lần cuối, họ đã gặp được cô em gái cùng cha khác mẹ Asano Suzu. Vì biết Suzu không còn ai để nương tựa nên chị cả Sachi đã đưa Suzu về ở cùng với ba chị em. Quyết định này đã làm xáo trộn và thay đổi hoàn toàn cuộc đời của mỗi thành viên trong gia đình.
Với lối trần thuật vô cùng đặc biệt qua những mẩu chuyện nhỏ hằng ngày trong nhật kí của gia đình, Hirokazu Koreeda như đang dẫn người xem len lỏi vào tâm hồn của mỗi nhân vật để rồi không biết tự lúc nào, khóe mắt đã cay cay.
2. Grave of the Fireflies (Mộ đom đóm)
“Grave of the Fireflies” là bộ phim khiến hàng triệu khán giả rơi nước mắt. (Ảnh: Internet)
Cho đến nay, một khi nhắc đến bộ phim Nhật khiến hàng triệu khán giả rơi nước mắt, không thể không nhắc đến tác phẩm Grave of the Fireflies (Mộ đom đóm) của đạo diễn Hyugaji Taro. Grave of the Fireflies được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà vănNosaka Akiyuki (1930 – 2015) với những hối tiếc đến cùng cực của ông dành cho đứa em gái đã mất trong nạn đói 1945.
Đôi mắt ngây thơ của Seita vào những giây phút cuối cùng chờ đợi người anh Setsuko trở về. (Ảnh: Internet)
Grave of the Fireflies xoay quanh một lát cắt cuộc đời đau buồn của hai anh em mồ côi mẹ Seita và Setsuko trong bối cảnh thế chiến thứ 2. Seita và Setsuko đã nương tựa nhau mà sống trong trong những ngày đen tối nhất cuộc đời, trước sự ghẻ lạnh của họ hàng và sự bám riết của cái đói, cái khổ. Cuối cùng, cô em gái Setsuko đã không kịp đợi Seita mang thức ăn về mà ra đi. Mặc cho bao tiếng gọi của Seita, Setsuko mãi mãi không bao giờ có thể tỉnh dậy hay cười với cậu được nữa.
Câu chuyện cuộc đời về hai đứa trẻ chịu ảnh hưởng của chiến tranh này sẽ làm bạn dằn vặt và buồn đến ảm ảnh, nhất là khi nhớ đến đôi mắt ngây thơ của Seita vào những giây phút cuối cùng chờ đợi người anh Setsuko trở về.
3. Like Father, Like Son (Cha nào con nấy)
Like Father, Like Son là bộ phim đề cao tình cảm cha con. (Ảnh: Internet)
Like Father, Like Son là bộ phim đề cao tình cảm cha con cũng như góc nhìn của một người cha đối với việc nuôi dạy con cái dưới bàn tay nhào nặn của đạo diễn tài ba hàng đầu Hirokazu Koreeda.
Câu chuyện bắt đầu khi một ngày nọ, đôi vợ chồng Ryota và Midori nhận cuộc điện thoại từ bệnh viện và được báo rằng Keita – đứa con mà hai người đã nuôi dạy 6 năm qua không phải con ruột của mình. Ryota lúc này buộc phải đưa ra một quyết định là chọn đứa con do chính anh tạo ra hay chọn đứa con hờ mà anh và Midori đã nuôi dưỡng trong suốt 6 năm?
Hành trình tìm lại chính mình đầy nước mắt của Ryota. (Ảnh: Internet)
Bộ phim sẽ đưa bạn đi qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau qua hành trình tìm lại chính mình của Ryota – người đã và đang là một người cha, để từ đó, những giá trị sâu sắc và bất diệt về tình cảm cha con dần được phô bày chân thực và cảm động. Nếu bạn đang là cha là mẹ, những người đang học cách làm cha mẹ hay những người muốn hiểu cha mẹ mình thì nên xem bộ phim này và suy ngẫm.
4. Kiseki (Phép màu)
Kiseki (Phép màu) cho bạn biết giá trị thật sự đằng sau những thứ gọi là phép màu hay điều kì diệu. (Ảnh: Internet)
Đúng như cái tên của nó, Kiseki (Phép màu) chính là những thước phim vô cùng bình dị mà sau khi xem xong, bạn sẽ cảm nhận được giá trị thật sự đằng sau những thứ gọi là phép màu hay điều kì diệu.
Kiseki xoay quanh nỗi lòng của hai anh em Koichi và Ryunousuke sau sự chia ly của bố mẹ mình. Ryunousuke lại cho rằng họ không nên quay lại vì họ chỉ ném đồ ăn ngon vào nhau. Trái lại, cậu em trai Koichi sẵn sàng tin vào câu chuyện “Người nhìn thấy khoảnh khắc hai đoàn tàu cao tốc va vào nhau sẽ có thể biến ước mơ thành hiện thực” chỉ để bố mẹ quay trở về
Phép màu chính là cách mà chúng ta đối mặt với chính khao khát và những tổn thương trong lòng mình. (Ảnh: Internet)
Dù vậy, Kiseki không cổ súy cho việc chỉ cần tin vào những điều không có thực. Chuyến tàu siêu tốc, hay cái thời khắc hai đoàn tàu giao nhau lại khiến cho những ai đang mơ ước trong bộ phim phải tự tìm cách để đạt được điều mình muốn. Phép màu ở đây chính là cách mà chúng ta đối mặt với chính khao khát và những tổn thương trong lòng mình
Chính những góc khuất trong tâm hồn, khao khát lớn cho những ước mơ đời thường của từng nhân vật sẽ làm bạn phải rơi nước mắt và vui buồn lẫn lộn.
5. Dare mo shiranai (Không ai biết)
Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về 4 đứa trẻ bị bỏ rơi mà không ai hay biết. (Ảnh: Internet)
Truyện phim kể về một người mẹ sống cùng 4 đứa trẻ trong một căn hộ mà ngay cả hàng xóm cũng không hề hay biết. Cả thảy 4 đứa trẻ đều không được ra khỏi căn hộ và cũng không được đến trường như bao đứa trẻ bình thường khác. Người mẹ đi làm ngày đêm để kiếm tiền lo cho các con. Thế rồi một ngày bà bỏ đi không quay trở lại. Bà chỉ để lại duy nhất cho mỗi đứa con 4000 yên để tự lực cánh sinh.
Hirokazu Koreeda cho khán giả thấy những mặt trái của việc giáo dục trong một gia đình. (Ảnh: Internet)
Toàn bộ mạch phim hầu như dần cho khán giả thấy cách mà 4 đứa trẻ này đối mặt với sự thật như thế nào. Vẫn là cách kể chuyện đơn giản và nhẹ nhàng nhưng một lần nữa bậc thầy điện ảnh Hirokazu Koreeda lại cho ta thấy những mặt trái của việc giáo dục trong một gia đình.
Điều đáng nói hơn, bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về 4 đứa trẻ bị bỏ rơi mà không ai hay biết. Ắt hẳn những ai xem qua bộ phim này cũng sẽ cảm thấy chạnh lòng và thậm chí bật khóc. Phim cũng đã giành được hàng loạt giải thưởng tại các LHP.
6. Wandafuru Raifu (Phía sau cái chết)
Wandafuru Raifu mượn ý tưởng siêu nhiên để nói về những giá trị thật trong cuộc sống. (Ảnh: Internet)
Lại thêm một bộ phim nữa của vị đạo diễn Hirokazu Koreeda lọt vào danh sách những phim cảm động nhất của điện ảnh Nhật này. Khác với những tác phẩm mang tính hiện thực trước của mình, Wandafuru Raifu mượn ý tưởng siêu nhiên để nói về những giá trị thật trong cuộc sống. Có những kí ức tưởng chừng đau buồn nhưng hóa ra lại đẹp nhất, cũng có những kí ức mà tận đến khi sang bên kia thế giới, con người cũng chưa từng có ý nghĩ muốn quên đi.
Wandafuru Raifu truyền tải đến khán giả thông điệp có ý nghĩa về những điều đẹp đẽ và cũng đau buồn nhất của một đời người. (Ảnh: Internet)
Truyện phim đưa khán giả đến không gian và thời gian phía sau cái chết, nơi mà mỗi người sẽ có 1 tuần để gặp những linh hồn đưa tiễn và sẽ chỉ được chọn lựa duy nhất một kỉ niệm mà họ có thể giữ bên mình. Với cốt truyện mới lạ và đậm chất nhân văn, Wandafuru Raifu truyền tải đến khán giả thông điệp có ý nghĩa xoay quanh thời gian, kí ức, những điều đẹp đẽ và cũng đau buồn nhất của một đời người.
Xem Wandafuru Raifu để thấy rằng quá khứ dù tốt đẹp hay đau đớn cũng đã là một phần trong chúng ta. Và tin rằng khi lắng nghe câu chuyện của từng nhân vật trong phim, đâu đó bạn sẽ thấy chính bản thân mình rồi cay nhòe nơi khóe mắt.
7. Hachiko Monogatari (Chú chó trung thành)
Bộ phim Hachiko Monogatari (Chú chó trung thành) dựa trên một câu chuyện có thật. (Ảnh: Internet)
Bộ phim Hachiko Monogatari (Chú chó trung thành) dựa trên một câu chuyện có thật về một chú chó trung thành xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya.
Chú chó có tên là Hachiko sống cùng với giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo. Vào mỗi buổi sáng, Hachiko thường tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga và đến 3 giờ chiều thì đợi giáo sư ở nhà ga cùng về. Bi kịch xảy ra vào ngày 12 tháng 5 năm 1925 khi giáo sư Euno bị đột quỵ tại trường và không thể trở về được nữa. Trong khi đó, Hachiko vẫn đến nhà ga và đứng đó đợi ông về, cứ như vậy đều đặn trong một khoảng thời gian dài, đủ để cả thế giới biết đến sự tồn tại và lòng trung thành của Hachiko.
Người xem cũng phải nước mắt ngắn nước mắt dài trước tình cảm của chú chó dành cho giáo sư. (Ảnh: Internet)
Đạo diễn Seijirō Kōyama đã làm được điều không tưởng khi để nhân vật chính là một chú chó và lột tả hết được tâm trạng của Hachiko từ lo sợ, tuyệt vọng đến hy vọng. Và theo dòng cảm xúc đó, người xem cũng phải nước mắt ngắn nước mắt dài suốt hàng giờ đồng hồ xem phim.
8. Departures (Chuyến khởi hành)
Departures là bộ phim về những cuộc khởi hành sang thế giới bên kia của người chết. (Ảnh: Internet)
Departures là bộ phim cho người xem chứng kiến nhiều cuộc khởi hành trong đời mà đặc biệt là cuộc khởi hành sang thế giới bên kia của người chết. Truyện phim xuất phát từ góc nhìn của nhân vât làm công việc khâm liệm người chết tên Daigo với những tổn thương tinh thần về một gia đình tan tác thuở ấu thơ.
phim được giải “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” tại Oscar năm 2008. (Ảnh: Internet)
Tuy đây là đề tài không quá mới đối với các nhà làm phim Nhật nhưng Departures của đạo diễn Yojiro Takita đã gửi gắm và truyền tải rất tốt những thông điệp hay về sự sống, cái chết và tình cảm gia đình. Chính điều này đã giúp bộ phim được xướng tên tại hạng mục “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” tại Oscar năm 2008.
Ngoài nội dung hay mà phim mang lại, người xem cũng sẽ cảm nhận được cảm xúc của chính nhân vật Daigo, đồng cảm và rơi nước mắt cùng câu chuyện cuộc đời của nhân vật này.
9. Oshin
Oshin là tác phẩm gắn bó sâu sắc với người Việt. (Ảnh: Internet)
Oshin có lẽ là tác phẩm gắn bó sâu sắc với người Việt vào những năm 90s và cho đến tận bây giờ. Bản điện ảnh của phim Oshin không chứa đựng nhiều tình tiết nhưng đủ để phản ánh nỗi ám ảnh đói nghèo và đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội
Đạo diễn Shin Togashi đã khắc họa thành công hình ảnh đứa bé lam lũ, cực khổ lo cho gia đình. (Ảnh: Internet)
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1907 khi Oshin chỉ mới lên 7. Cô bé lúc này rất muốn đi học nhưng vì hoàn cảnh mà phải đi ở đợ để phụ giúp gia đình. Oshin lấy nước mắt người xem ở chỗ nó mô tả một cách trần trụi và chân thực sự đòi khổ đến cùng cực sau chiến tranh. Đến ngay cả đứa trẻ chỉ mới lên 7 phải làm việc, đánh đổi tương lai để lo cho gia đình.
Đạo diễn Shin Togashi đã khắc họa thành công hình ảnh đứa bé lam lũ, cực khổ lo cho gia đình để từ đó người xem phải nhói lòng và xót thương thay cho thân phận của Oshin.
10. Anohana Live-Action
Anohana là bộ phim được chuyển thể từ manga cùng tên. (Ảnh: Internet)
Anohana là bộ phim được chuyển thể từ manga cùng tên và kể về một câu chuyện cảm động của nhóm bạn 6 người từ thời thơ ấu.Chuyện bắt đầu khi cả nhóm mất liên lạc với nhau khi một người trong nhóm là Honma Meiko (Menma) qua đời do tai nạn.
Dàn diễn viên trong Anohana (Ảnh: Internet)
Những tưởng những đau buồn sẽ theo thời gian mà mờ nhạt dần thì một ngày nọ, Yadomi Jinta, cậu bé tự kỉ trong nhóm bất ngờ nhìn thấy một cô gái giống hệt Meiko. Meiko đã đến gần và tâm sự với Jinta rằng cô không thể rời khỏi thế giới này nếu không hoàn thành một tâm nguyện. Nhưng vấn đề là cô hoàn toàn chẳng nhớ gì về tâm nguyện đó cả. Và để tìm và thực hiện tâm nguyện này cho Meiko, cả nhóm đã tụ họp lại. Những đau buồn, nỗi niềm trong chính mỗi người họ cũng dần được hé mở.
Mặc dù Anohana là một tác phẩm live-action nhưng không thể phủ nhận thành công mà nó mang lại trong việc thu hút và dẫn dắt người xem. Có thể nói, đây là một bộ phim hay về tình bạn và tuổi trẻ mà bất kì ai cũng sẽ nức nở khi xem.
Theo: nguoivietonhat.com
Vì sao dưa hấu đen Nhật Bản có giá hơn 140 triệu/quả vẫn có người mua?
Loài dưa đắt đỏ nhất thế giới này có xuất xứ từ Đất nước mặt trời mọc nó có tên là Densuke từng được bán với giá lên tới 6.100 USD (khoảng hơn 140 triệu đồng).