10 bí quyết giúp người Nhật trẻ lâu ít bệnh tật
Theo Tips Beauty, 25 năm qua, phụ nữ Nhật liên tục dẫn đầu thế giới về tuổi thọ trung bình là 86,4. Nam giới Nhật cũng dẫn đầu danh sách này nhờ chế độ ăn uống bổ dưỡng, thư giãn bằng cách tắm nước nóng osen. Người Nhật già đi vẫn ít bệnh tật, tự chăm sóc bản thân và sống ít phụ thuộc vào các chương trình trợ cấp xã hội.
Ảnh: T.B
Naomi Moriyama, tác giả cuốn Japanese Women Don’t Get Old or Fat, tạm dịch Phụ nữ Nhật Bản lâu già và không béo, dẫn dắt người đọc vào căn bếp của mẹ cô tại Nhật Bản để phần nào lý giải lối sống khỏe đẹp phụ nữ xứ mặt trời mọc. Cô tiết lộ 10 bí mật để sống lâu và khỏe mạnh mà đa số người Nhật áp dụng.
Đa dạng nguồn thực phẩm
Mỗi bữa ăn của người Nhật đa dạng các nhóm thực phẩm, giàu chất xơ, nhiều protein nguồn gốc động vật, rau củ theo mùa. Các thực phẩm yêu thích bao gồm: cơm, cá, rong biển, đậu nành luộc và các chế phẩm từ loại đậu này, bột trà xanh, trái cây, rau, cà rốt.
Chuộng cơm nhà
Dù các thức ăn ngoài hàng quán có hấp dẫn, người Nhật vẫn ưu tiên ăn cơm nhà. Một bữa ăn điển hình gồm cá nướng, cơm, rau om, súp miso, trái cây thái lát cho bữa ăn tráng miệng và uống bột trà xanh sau bữa ăn.
Người Nhật tiêu thụ 10% lượng cá đánh bắt trong năm trên toàn thế giới dù dân số họ chỉ chiếm 2%. Cá giàu axit béo omega-3 và protein giúp bổ sung dưỡng chất cho làn da phái đẹp trẻ trung, căng mọng. Cá hồi đứng đầu danh sách các thực phẩm yêu thích vì ít calo và bổ dưỡng. Các loại rau họ cải, bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn, súp lơ và cải bruxen được tiêu thụ nhiều gấp 5 lần so với chế độ ăn rau của người Mỹ.
Bữa cơm nhà đặc trưng của người Nhật.
Ăn chậm, chia thành những bữa ăn nhỏ
Từ nhỏ, trẻ con Nhật đã được dạy ăn uống từ tốn, cảm nhận vị tươi ngon và biết ơn vì những thức ăn trên đĩa, ăn vừa đủ no.
- Không để thức ăn đầy các đĩa.
- Không bao giờ ăn một lượng lớn mỗi món ăn dù có thích đi chăng nữa.
- Mỗi món ăn được để ở một đĩa riêng để vị không trộn lẫn.
- Mỗi món được trang trí một cách tự nhiên.
- Yếu tố tươi ngon là ưu tiên hàng đầu.
Ăn thực phẩm tươi, theo mùa
Trong khi nhiều người chọn rau củ ngoại nhập được nhập khẩu từ các châu lục khác với giá đắt đỏ thì người Nhật vẫn mặn mà với các loại rau củ địa phương theo mùa. Theo tác giả Moriyama, siêu thị ở Nhật bán thực phẩm tươi ngon với hạn sử dụng rất ngắn, người nội trợ Nhật sử dụng ngay rau củ được đóng gói nửa giờ trước đó cho những bữa cơm gia đình.
Ăn bữa sáng như ông hoàng
Bữa sáng quan trọng nhất trong ngày. Dù có bận rộn họ vẫn cố gắng ăn sáng cùng nhau tại nhà với các món trà xanh, cơm, súp miso với đậu hũ và hành lá, rong biển, trứng tráng hay cá.
Ít ăn đồ ngọt tráng miệng
Sau bữa ăn, người Nhật thường tráng miệng từ bột trà xanh giúp tăng cường chất chống oxy hóa cho da và tóc đẹp. Ít ăn các món ngọt như chocolate, bánh ngọt nên không bị dư thừa calo.
Bột trà xanh với nhiều công dụng, được tận dụng làm nhiều món ăn ở Nhật.
Ăn cơm thay cho bánh mì
Tiêu thụ nhiều đường tinh luyện trong bánh mì là nguyên nhân gây tăng cân, thừa cân ở Mỹ. Đây cũng là điểm khác biệt trong cách ăn uống Đông - Tây. Người Nhật và dân châu Á nói chung chuộng ăn cơm cho bữa chính thay vì bánh mì.
Nấu thức ăn chưa chín tới
Để tối đa hóa nguồn dinh dưỡng có trong thực phẩm và tự tin về độ tươi ngon, an toàn của nguồn thực phẩm địa phương, người Nhật ưu tiên chế biến đồ ăn vừa chín tới. Hấp, nướng trên chảo, xào nhỏ lửa hoặc nhanh chóng trong một cái chảo..., ăn món tươi sống như shushi bởi độ tươi ngon của thực phẩm.
Không kiêng khem khổ sở
Ăn uống và sinh hoạt điều độ nên người Nhật hiếm khi ám ảnh về cân nặng như một số dân tộc khác. Từ nhỏ, trẻ con đã được khuyến khích thưởng thức đa dạng các loại thực phẩm. Tuy nhiên, gần đây với trào lưu ăn uống phương Tây lan rộng, một bộ phận thanh niên Nhật bị ảnh hưởng thói quen ăn uống thức ăn nhanh.
Tập thể dục
Ở châu Á, người Nhật Bản nổi tiếng thích chạy bộ, đi bộ. Họ có những vận động viên chạy đường dài kỳ cựu. Các môn thể thao như đạp xe quanh thành phố, bơi lội, võ được người dân hăng hái tập luyện. Họ tranh thủ leo cầu thang bộ, đi bộ giúp cơ thể dẻo dai, không lo tích mỡ.
Theo: vnexpress.net
Ăn cơm thay cho bánh mì
Tiêu thụ nhiều đường tinh luyện trong bánh mì là nguyên nhân gây tăng cân, thừa cân ở Mỹ. Đây cũng là điểm khác biệt trong cách ăn uống Đông - Tây. Người Nhật và dân châu Á nói chung chuộng ăn cơm cho bữa chính thay vì bánh mì.
Nấu thức ăn chưa chín tới
Để tối đa hóa nguồn dinh dưỡng có trong thực phẩm và tự tin về độ tươi ngon, an toàn của nguồn thực phẩm địa phương, người Nhật ưu tiên chế biến đồ ăn vừa chín tới. Hấp, nướng trên chảo, xào nhỏ lửa hoặc nhanh chóng trong một cái chảo..., ăn món tươi sống như shushi bởi độ tươi ngon của thực phẩm.
Không kiêng khem khổ sở
Ăn uống và sinh hoạt điều độ nên người Nhật hiếm khi ám ảnh về cân nặng như một số dân tộc khác. Từ nhỏ, trẻ con đã được khuyến khích thưởng thức đa dạng các loại thực phẩm. Tuy nhiên, gần đây với trào lưu ăn uống phương Tây lan rộng, một bộ phận thanh niên Nhật bị ảnh hưởng thói quen ăn uống thức ăn nhanh.
Tập thể dục
Ở châu Á, người Nhật Bản nổi tiếng thích chạy bộ, đi bộ. Họ có những vận động viên chạy đường dài kỳ cựu. Các môn thể thao như đạp xe quanh thành phố, bơi lội, võ được người dân hăng hái tập luyện. Họ tranh thủ leo cầu thang bộ, đi bộ giúp cơ thể dẻo dai, không lo tích mỡ.
Nhật Bản đứng đầu danh sách xuất khẩu phế liệu vào Việt Nam
Chỉ tính nửa đầu năm 2018, Nhật Bản đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn phế liệu các loại sang Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổng số phế liệu trị giá 1,2 tỉ USD nhập vào nước ta.